Vòng luẩn quẩn của ông Phạm Công Danh khi tái cơ cấu VNCB

Bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng mua lại Ngân hàng Đại Tín, ông Danh phải "hụt hơi" đi vay tiền của khách hàng, gửi vào chính ngân hàng của mình để chi chăm sóc khách hàng, dẫn đến thất thoát.   
Vòng luẩn quẩn của ông Phạm Công Danh khi tái cơ cấu VNCB - VnExpress
Thứ ba, 2/8/2016 | 14:17 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 2/8/2016 | 14:17 GMT+7

Vòng luẩn quẩn của ông Phạm Công Danh khi tái cơ cấu VNCB

Bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng mua lại Ngân hàng Đại Tín, ông Danh phải "hụt hơi" đi vay tiền của khách hàng, gửi vào chính ngân hàng của mình để chi chăm sóc khách hàng, dẫn đến thất thoát.   

Ngày 2/8, phiên tòa xét xử đại án gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng, do ông Phạm Công Danh (51 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm thực hiện, tiếp tục với phần thẩm vấn.

Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa xét hỏi ông Danh liên quan tới đường đi lòng vòng của khoản vay 3.100 tỷ đồng.

Trả lời VKS, ông Danh thừa nhận VNCB đã cho nhóm bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc công ty TNHH Tân Hiệp Phát) vay 3.100 tỷ đồng. Nhóm bà Bích sau đó lại cho ông vay lại để đưa cho ông Trần Quý Thanh. Ông Thanh dùng tiền này thanh toán khoản vay tại các hợp đồng tín dụng mà nhóm bà Bích vay tại VNCB.

"Quan hệ vay và cho vay giữa bị cáo và bà Bích là quan hệ độc lập chứ không liên quan VNCB. Nếu không phải nhóm bà Bích mà một nhóm nào đó có điều kiện cho bị cáo vay tiền thì bị cáo phải có trách nhiệm trả, chứ không quan hệ gì với ngân hàng", ông Danh nói.

vong-lun-qun-cua-ong-pham-cong-danh-khi-tai-co-cau-vncb

Ông Phạm Công Danh được nói chuyện với em trai và vợ dưới sự giám sát của điều tra viên, sáng nay. Ảnh: Hải Duyên.

Giải thích về lý do không dùng tiền cá nhân để trả cho nhóm bà Bích mà dùng tiền của VNCB, ông Danh nói, nhóm Phú Mỹ (cổ đông cũ của Ngân hàng Đại Tín – Trustbank – tiền thân của VNCB) không giao tài sản cho ông nên không có tiền.  

"Khi tôi vay tiền nhóm bà Bích tôi dự định sẽ dùng tiền cá nhân để trả. Nhưng sau đó tôi đã phải thanh toán cho nhóm Phú Mỹ hơn 80% giá trị chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín, trong khi nhóm này không giao tài sản cho tôi. Trong đó có hai lô đất ở huyện Nhà Bè và quận 2 (TP HCM)", ông Danh nói và cho biết không nhận được hai mảnh đất này nên không thể bán hoặc thế chấp nó cho nhóm bà Bích, mới dùng tiền của ngân hàng để trả nợ cho bà Bích.

"Nếu ngân hàng không cho bà Bích vay tiền thì bà ấy không có tiền cho tôi vay cũng như tất toán những khoản vay ngày 21/6. Trong tổng số tiền 3.160 tỷ đồng bị cáo chuyển cho ông Thanh (bố bà Bích) có 60 tỷ tiền lãi bị cáo dùng của tập đoàn Thiên Thanh", cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng khai.

Liên quan đến hai khoản vay trị giá 5.190 tỷ đồng của nhóm bà Trần Ngọc Bích giải ngân ngày 21 và 26/8/2013, ông Danh một lần nữa khẳng định không chỉ đạo nhóm bà Bích nợ chứng từ, hồ sơ, cũng không chỉ đạo rút 5.190 tỷ đồng trong tài khoản của bà Bích gửi tại VNCB mà không có chữ ký của bà Bích.

"Nếu cho nợ chứng từ sẽ có những nguy cơ đối với ngân hàng. Tôi khẳng định lại sự việc này tôi không chỉ đạo thực hiện", ông Danh nói.

Ông Danh cho biết, lúc đầu có ý tưởng làm ngân hàng nên đã cùng Phan Thành Mai (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc) hợp tác. Bị cáo Mai sau đó bắt tay vào viết đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Số tiền ông bồi dưỡng cho Mai 3,2 tỷ đồng là tiền cá nhân chứ không phải là tiền ngân hàng và số tiền này được chuyển nhiều lần.

"Đáng lẽ việc này tôi phải dùng tiền ngân hàng để trả cho bị cáo Mai. Nhưng hoạt động của ngân hàng cần rất nhiều tiền, nhất là việc chăm sóc khách hàng nên bị cáo mới dùng tiền cá nhân", ông nói. 

Theo cáo trạng, quá trình tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín thành Ngân hàng Xây dựng, ông Danh đã mua lại cổ phần của nhóm bà Hứa Thị Phấn (gọi là nhóm Phú Mỹ) trong đó có 2 bất động sản tại huyện Nhà Bè và quận 2 với giá 4.620 tỷ. Trong đó, ông đã thanh toán được hơn 3.600 tỷ. Tuy nhiên, tài sản mà Đại Tín để lại không thể lấy ra sử dụng do đang bị kiểm soát. 

Trong giờ giải lao sáng nay, ông Danh được gặp em trai và vợ bàn việc bán lô đất tại Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng để khắc phục hậu quả. Ông Danh nói em trai kiếm ít nhất 3 nhà đầu tư để có thêm lựa chọn và cố gắng thương lượng với mức giá cao hơn con số Hội đồng thẩm định giá đã được HĐXX công bố trước đó (Hội đồng định giá Công ty cổ phần định giá TP Đà Nẵng cho là 2.600 tỷ đồng, còn Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự là 1.200 tỷ đồng). Theo ông, hiện đã có tên nhà đầu tư, địa chỉ có ý định mua lô đất này. HĐXX sau đó đề nghị, kết quả buổi gặp gỡ phải được báo cáo cho tòa bằng văn bản.  

Hải Duyên 

Website được thiết kết và xây dựng bởi DKsoft.vn
nothing