Cách viết đơn kiện đòi nợ làm 'xiêu lòng' thẩm phán

Khi viết đơn khởi kiện đòi nợ, nếu bạn nêu thông tin rành mạch, chứng cứ nêu rõ ràng, khả năng thắng kiện sẽ cao.
Cách viết đơn kiện đòi nợ làm 'xiêu lòng' thẩm phán - VnExpress
Thứ tư, 4/1/2017 | 00:41 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 4/1/2017 | 00:41 GMT+7

Cách viết đơn kiện đòi nợ làm 'xiêu lòng' thẩm phán

Khi viết đơn khởi kiện đòi nợ, nếu bạn nêu thông tin rành mạch, chứng cứ nêu rõ ràng, khả năng thắng kiện sẽ cao.

 
Kính gửi TÒA ÁN NHÂN DÂN...

Nguyên đơn: CÔNG TY ABC 
Giấy ĐKKD số:
Địa chỉ:
Điện thoại :
Đại diện:

Nay làm đơn này khởi kiện

Bị đơn:
Địa chỉ:

Vì đã cố tình trì hoãn, không trả nợ cho chúng tôi số tiền....

Nội dung sự việc như sau:...

Download: Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ


* Một số lưu ý về pháp lý khi viết đơn:

1. Khi cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã và đang bị xâm hại, mọi người đều có quyền nộp đơn khởi kiện đến tòa án, nhờ nơi đây giải quyết. trong trường hợp này là kiện đòi nợ.

2. Đơn kiện cần ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn (tức là bên khởi kiện) và tên, địa chỉ của bị đơn (tức là bên bị kiện). Trách nhiệm của phía nguyên đơn là phải xác định rõ bị đơn là ai, ở đâu ?… Nếu không rõ thì tòa sẽ không nhận đơn.

3. Phía nguyên đơn có thể chọn tòa án nơi mình cư trú hoặc nơi sự việc xảy ra hoặc nơi ở của bị đơn, nơi bị đơn có tài sản… để nộp đơn khởi kiện. Tuy nhiên, thông thường và tốt nhất là chọn tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc có tài sản để khởi kiện. Vì khi đó sẽ dễ dàng hơn trong giai đoạn thi hành án sau này.

4. Sau phần “nguyên đơn – bị đơn” cần nhắc lại nội dung sự việc một cách chính xác, cụ thể (theo kiểu nói có sách, mách có chứng) để tòa án dễ theo dõi và nắm bắt sự việc, từ đó xác định đơn kiện có căn cứ hay không. Không cần phải kể lể về những tình tiết quá nhỏ nhặt hoặc không liên quan.

5. Cuối đơn, cần nêu rõ yêu cầu của mình: kiện đòi cái gì? trị giá bao nhiêu? Càng cụ thể càng tốt. Nếu chỉ ghi chung chung là “ yêu cầu ông A trả nợ cho tôi” hoặc “ nhờ tòa giải quyết quyền lợi cho tôi” … tòa sẽ không biết đường nào mà lần, thậm chí sẽ không thụ lý đơn kiện.

6. Một điểm cần lưu ý là ngoài việc đòi nợ gốc, phía nguyên đơn còn có quyền yêu cầu bị đơn phải trả thêm tiền lãi phát sinh hoặc các thiệt hại khác (nếu có) do việc không trả nợ của phía bị đơn gây ra.

7. Cuối cùng, cần đính kèm những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Chẳng hạn như đòi nợ thì phải có giấy xác nhận nợ (như trong trường hợp này), đòi nhà thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà… nếu không có chứng cứ thì sẽ rất khó để… thắng kiện.

8. Về nguyên tắc, chứng cứ phải là tài liệu gốc, bản chính. Tài liệu hoặc giấy tờ ở dạng photocopy không có giá trị pháp lý. Do vậy, khi nộp đơn thì có thể nộp bản photo, nhưng sau này tòa sẽ yêu cầu nộp bản chính hoặc đưa bản chính ra để đối chiếu.

9. Sau khi nộp đơn, trong khoảng một tuần tòa sẽ xem, nếu thấy đơn kiện hợp lý thì sẽ yêu cầu phía nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí (trị giá bằng khoảng 2,5% giá trị yêu cầu trong đơn kiện). Tức là đòi nợ 100 triệu đồng thì phải đóng tạm ứng án phí 2,5 triệu đồng. Sau này nếu thắng kiện thì tòa sẽ tuyên trả lại số tiền này (bên bị đơn phải chịu), còn nếu thua kiện thì tiền án phí cũng mất luôn.

10. Nói chung, nếu yêu cầu khởi kiện rành mạch, chứng cứ rõ ràng thì khả năng thắng kiện sẽ cao.

Luật sư Lê Minh Trường
Giám đốc Công ty Luật Minh Khuê, Hà Nội

Website được thiết kết và xây dựng bởi DKsoft.vn
nothing